Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng cần phải có giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật

Giấy phép môi trường là gì?

Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức; cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường; quản lý chất thải; nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu; điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Đối tượng phải có giấy phép môi trường

Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định

Điều 39. Đối tượng phải có giấy phép môi trường

  1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
  2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
  3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.

 Cấp giấy phép môi trường vào thời điểm nào?

khoản 2 Điều 42 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định về thời điểm cấp giấy phép môi trường

  1. Thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:

a) Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật này….;

c) Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành,….”

Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về một số hoạt động cụ thể theo quy định pháp luật.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực có các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành.

Trên đây là nội dung bài viết tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ  lawkey.vn để được tư vấn hỗ trợ bạn nhé.