Người lao động ký hợp đồng lao động với hai công ty với thời gian làm việc ở mỗi công ty là 12 ngày, vậy người đó có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Đây là một trong những vấn đề thắc mắc của rất nhiều người lao động, do đó trong bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp cho bạn đọc câu hỏi: Người lao động ký HĐLĐ làm việc từ dưới 14 ngày/tháng có phải đóng BHXH không ?

Hợp đồng lao động là gì?

Theo Bộ luật lao động 2019, Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

Người lao động ký hợp đồng lao động từ dưới 14 ngày đi làm có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định rất chi tiết, cụ thể các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội về mức đóng, cách thức đóng và tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật còn có các quuy định khác trong thời gian làm việc trong tháng để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

Theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp 1:Người lao động không thuộc trường hợp nghỉ từ 14 ngày làm việc không hưởng lương trở lên, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.

Hiện nay, trong nhiều trường hợp, các bên thỏa thuận về làm việc không trọn thời gian, số ngày làm việc trong tháng chỉ 12, 15 ngày. Theo đó, người lao động làm 12 ngày/ tháng, 15 ngày/ tháng theo đúng hợp đồng, không nghỉ ngày làm việc nào. Do đó theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện đóng bảo hiểm.

Trường hợp 2: Người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên không phải đóng bảo hiểm xã hội theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội.

Như vậy đối với câu hỏi trên, người lao động ký hợp đồng lao động làm việc 14 ngày/tháng thì số ngày người đó nghỉ không hưởng lương sẽ là từ hơn 14 ngày, thuộc trường hợp 2, do đó người này không phải đóng bảo hiểm xã hội.

>> xem thêm: Tư vấn luật miễn phí Tư vấn pháp luật qua tổng đài miễn phí

Trên đây là những tư vấn của Luật Lawkey về câu hỏi Người lao động ký HĐLĐ làm việc từ dưới 14 ngày/tháng có phải đóng BHXH không? Hãy liên hệ 0967.591.128 để được giải đáp những thắc mắc nếu có.