Hiện nay các khu chế xuất hay khu công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trong phạm vi cả nước, thủ tục và điều kiện thành lập địa điểm kinh doanh tại các khu vực này phức tạp hơn nhiều, do đó, hãy cùng Lawkey tìm hiểu những quy định của pháp luật về thành lập địa điểm kinh doanh trong khu công nghiệp qua bài viết dưới đây
Khu công nghiệp chế xuất là gì?
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu; thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu; hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện; trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp.
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập; hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
- Các ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp chế xuất phải trong nhóm các ngành nghề được pháp luật Việt Nam cho phép.
- Nếu thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì phải có mẫu giấy chứng nhận đầu tư theo chuẩn của pháp luật quy định và các văn bản chứng từ chứng minh dự án đầu tư hoặc dự án hợp tác đầu tư.
- Nếu là người Việt Nam và muốn thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp có vốn trong nước thì cần có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu của pháp luật quy định.
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp; khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
- Cần chuẩn bị văn bản dự thảo điều lệ của doanh nghiệp muốn thành lập; văn bản này phải được thành viên/cổ đông sáng lập thông qua và kí tên xác nhận.
- Tiếp theo là danh sách thành viên/cổ đông sáng lập của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đồng thời cung cấp luôn chứng minh thư/hộ chiếu hoặc giấy chứng nhận thân phận của giám đốc/tổng giám đốc và các thành viên/cổ đông sáng lập của doanh nghiệp muốn được thành lập.
- Tiếp theo là các chứng từ và văn bản về vốn điều lệ và tỷ lệ nguồn vốn được thông qua bởi hội đồng thành viên/cổ đông.
Bước 3: Nộp hồ sơ
- Nộp hồ sơ cho phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
- Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tiến hành khắc dấu và đăng ký mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp chế xuất
- Doanh nghiệp chế xuất phải được ngăn cách với các doanh nghiệp thường bằng hệ thống hàng rào, lối đi riêng
- Toàn bộ hàng hóa sản xuất phải được xuất khẩu 100% ra nước ngoài.
- Đảm bảo điều kiện kiểm tra giám sát của Hải Quan và các cơ quan chức năng.
- Phải có văn bản đồng ý của Hải Quan về việc chấp thuận thành lập doanh nghiệp chế xuất.
- Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm; lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình; phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ; công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
>xem thêm: Dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh
Trên đây là những tư vấn của Lawkey về Quy định pháp luật về thành lập địa điểm kinh doanh trong khu công nghiệp chế xuất, nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ 0967.591.128 để được hỗ trợ.
Comments are closed.