Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Vậy câu hỏi đặt ra là trong quá trình điều hành doanh nghiệp, nếu chủ sử hữu phần vốn góp không muốn tiếp tục duy trì phần vốn góp của mình thì có thể rút phần vốn góp đó ra khỏi công ty cổ phần không? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây:

Điều kiện để cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần

Theo khoản 2 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Như vậy để rút vốn ra khỏi công ty, cổ đông phải đáp ứng được một số điều kiện:

  • Là người sở hữu cổ phần công ty đó
  • Cổ phần được chuyển nhượng phải là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi cổ tức
  • Nếu là cổ đông sáng lập, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thôngcủa mình cho cổ đông khác không phải cổ đông sáng lập khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
  • Nếu là cổ đông phổ thông thì được phép tự do chuyển nhượng cho cổ đông khác hoặc người khác không phải cổ đông của công ty.
  • Trường hợp cổ đông rút vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần ( theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo yêu cầu của công ty ) thì cổ đông phải đảm bảo thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Các hình thức rút vốn khỏi công ty cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần hoặc tặng cho cổ phần người khác

Theo Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Tại khoản 5 quy định: 5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho cá nhân, tổ chức khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Cá nhân, tổ chức được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ trở thành cổ đông của công ty…”

Các bước tiến hành chuyển nhượng hoặc tặng cho cổ phần:

Bước 1: Thông báo cho công ty về việc chuyển nhượng cổ phần để Công ty ghi nhận vào sổ cổ đông

Bước 2: Thông báo cho công ty về việc chuyển nhượng cổ phần để Công ty ghi nhận vào sổ cổ đông;

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính. Trường hợp bạn chuyển nhượng cổ phần thì bạn phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 0,1% trên giá trị chuyển nhượng. Trường hợp tặng cho cổ phần thì người nhận tặng cho chịu thuế TNCN là 10% trên giá trị cổ phần vượt quá 10 triệu.

Sau khi bạn hoàn tất quá trình chuyển nhượng, tặng cho cổ phần cho người khác và công ty ghi nhận thông tin người mua, người nhận tặng cho cổ phần vào sổ cổ đông của công ty thì bạn không còn là cổ đông của công ty.

Đề nghị công ty mua lại cổ phần của mình

Cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình khi thuộc trường hợp được quy định tại Điều 132 Luật doanh nghiệp 2020:

Điều 132. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

1. Cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.

Như vậy, chủ sở hữu vốn góp chỉ có thể rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại số cổ phần của mình hoặc chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập hoặc người khác theo quy định.

Trên đây là những tư vấn của Luật Lawkey về Chủ sở hữu vốn góp có được rút vốn khỏi công ty cổ phần không. Hãy liên hệ 0967.591.128 để được giải đáp những thắc mắc nếu có.

>>xem thêm: Tư vấn luật miễn phí Tư vấn pháp luật qua tổng đài miễn phí