Cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ phải lưu giữ bản sao những loại giấy tờ tùy thân nào của khách hàng?
Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là ngành nghề có điều kiện?
Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm là ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
Tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
“Kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; gồm: Sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu; mua, bán các thiết bị ngăn chặn tín hiệu liên lạc từ điện thoại di động đến trạm gốc.
Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; gồm: Sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng con người;….”
Như vậy, theo quy định, kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ một trong những ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
Khoản 2 Điều 24 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định
“…Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm:
a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh; (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này);gồm: Kinh doanh các loại pháo; kinh doanh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh vận chuyển tiền chất thuốc nổ; sản xuất con dấu; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ. …”
Như vậy, theo quy định; Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và quản lý cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ phải lưu giữ bản sao những loại giấy tờ tùy thân nào của khách hàng?
Tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này; cơ sở kinh doanh có trách nhiệm:
“1. Kiểm tra và lưu giữ bản sao giấy tờ tùy thân của khách trong hồ sơ; gồm một trong các loại giấy tờ sau đây:
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên; Giấy khai sinh đối với khách hàng là trẻ em chưa đủ 14 tuổi.
2. Đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên; trường hợp thực hiện phẫu thuật để làm thay đổi đặc điểm trên khuôn mặt thì cơ sở kinh doanh có trách nhiệm chụp ảnh chân dung của khách trước khi phẫu thuật và sau khi hoàn thành việc phẫu thuật; kích thước 4×6 cm lưu trong hồ sơ phẫu thuật của khách.
3.Hàng quý cơ sở kinh doanh phải có báo cáo, kèm theo bản sao giấy tờ tùy thân và ảnh của khách quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gửi cho cơ quan Công an có thẩm quyền.”
Trên đây là nội dung về Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm là ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý . Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì về các vấn đề pháp lý; hãy liên hệ lawkey để được tư vấn hỗ trợ nhé.