Cơ quan thanh tra là một cơ quan hành chính nhà nước, là một bộ phận cấu thành bộ máy hành chính nhà nước. Với bài viết dưới đây, hãy cùng Lawkey tìm hiểu một số vấn đề về hoạt động thanh tra nhà nước (TTNN)
Hoạt động thanh tra nhà nước là gì?
Luật Thanh tra 2010 định nghĩa:
TT là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá, xử lý việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thủ tục luật định, nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả , hiệu lực của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Đặc điểm hoạt động thanh tra
Thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
Chủ thể thực hiện hoạt động TT nhà nước là CQNN bao gồm cơ quan TT, cơ quan đươc giao thực hiện chức năng TTNN
Một số biểu hiện của hoạt động thanh tra đó là: ra quyết định thanh tra, yêu cầu đối tượng thanh tra, cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu; xử phạt vi phạm hành chính;…
Thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Cơ cấu tổ chức bao gồm cơ quan thực hiện hoạt động TT thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, là cơ quan hành chính nhà nước hoặc bộ phận cấu thành của cơ quan hành chính nhà nước
Mục đích thanh tra nhằm:
- Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách pháp luật
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật
- Phát huy nhân tố tích cực
- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước
- Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Nhiệm vụ và quyền hạn của hoạt động TTNN là giúp cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; Thanh tra vụ việc do thủ trưởng cơ quan hành chính giao; Thanh tra cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thuộc quyền quản lý của cơ quan hành chính nhà nước
Hoạt động thanh tra nhà nước có tính độc lập tương đối
Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên
Khi kiến nghị về thanh tra của chánh Thanh tra không được thủ trưởng cơ quan hành chính nhất trí thì báo cáo người đứng đầu cơ quan thanh tra cấp trên.
Người đứng đầu cơ quan thanh tra có quyền quyết định thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Chánh thanh tra Bộ/Sở yêu cầu thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chức năng thuộc Bộ/Sở tiến hành tiến hành thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm phạm luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chức năng thuộc Bộ/Sở không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước bộ Trưởng/ Giám đốc Sở về quyết định của mình
Nguyên tắc của hoạt động thanh tra nhà nước
Tuân theo pháp luật
Bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực công khai, dân chủ, kịp thời
Không trùng lặp để tránh xử lý chồng chéo kế hoạch thanh tra
Không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra
> xem thêm: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện khác tỉnh
Trên đây là những tư vấn của Lawkey về Một số vấn đề pháp lý về hoạt động thanh tra nhà nước. Nếu còn thắc mắc, liên hệ 0967.591.128 để được tư vấn
Comments are closed.