Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng thuê các công ty dịch vụ kế toán đủ điều kiện hành nghề kế toán để lập Báo cáo tài chính, khai báo thuế, quyết toán thuế…thay vì đào tạo và giảm thiểu các rủi ro trong công tác kế toán. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là thuê Kế toán dịch vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội cho những người đó không? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên:

Về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

Tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 giải thích:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Thuê kế toán dịch vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Người lao động và người sử dụng lao động thuộc phạm vi áp dụng tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nên bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu doanh nghiệp thuê kế toán ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng thời hạn đủ ba tháng trở lên thì phía kế toán dịch vụ được thuê trở thành người lao động, doanh nghiệp thuê trở thành người sử dụng lao động do đó phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội.

Quy định của pháp luật về xử lý vi phạm nếu không tham gia bảo hiểm xã hội

Người lao động và người sử dụng lao động thuộc phạm vi áp dụng tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu trên mà không tham gia bảo hiểm xã hội là vi phạm pháp luật về BHXH sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ … có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.”

>> xem thêm: Tư vấn luật miễn phí Tư vấn pháp luật qua tổng đài miễn phí

Trên đây là những tư vấn của Luật Lawkey về Thuê kế toán dịch vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Hãy liên hệ 0967.591.128 để được giải đáp những thắc mắc nếu có.