Trên thực tế, việc người cho thuê nhà đột ngột đòi lại nhà khi chưa đến hạn khả phổ biến, trong trường hợp này, người đi thuê nhà phải làm gì? Có được kiện đòi bồi thường hay không? Chủ nhà làm như vậy có đúng luật hay không? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Lawkey tìm hiểu câu hỏi Chủ nhà có được lấy lại nhà trước thời hạn trong hợp đồng hay không?
Trong trường hợp nào chủ nhà được đòi lấy lại nhà?
Điều 132 Luật Nhà ở năm 2014 quy định trong thời hạn thuê nhà theo thỉa thuận nêu tại hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm sứt hợp đồng cho thuê nhà và thu hồi nhà ở đang cho thuê trừ các trường hợp:
– Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện;
– Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
– Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thoả thuận trong hợp đồng;
– Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
– Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
– Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
– Bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và không thỏa thuận được với bên thuê về giá nhà thuê mới sau khi cải tạo. Trong trường hợp này, bên cho thuê phải bồi thường cho bên thuê.
Nếu chủ nhà lấy lại nhà trước thời hạn thì đòi bồi thường như thế nào?
Khoản 4 Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:
Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
Dựa vào đó có thể thấy việc chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà là trái pháp luật, do đó chủ nhà phải bồi thường thiệt hai nếu gây thiệt hại. Trong trường hợp hợp đồng có quy định về việc phạt cọc, phạt vi phạm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì chủ nhà còn bị phạt vi phạm và bị phạt cọc theo thỏa thuận
Bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại nêu tại Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 là: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức, hình thức, phương thức bồi thường.
Khoản 2, khoản 3 Điều 419 Bộ luật Dân sự quy định:
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc
Như vậy, người thuê nhà có quyền yêu cầu chủ nhà bồi thường về những thiệt hại xảy ra và tinh thần nếu có. Nếu không thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể khởi kiện ra Tòa.
Người đi thuê nhà phải cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình đúng quy định theo Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Phạt cọc
Có hai trường hợp có thể xảy ra đó là
Nếu hợp đồng có quy định về việc phạt cọc: làm theo những thỏa thuận trong hợp đồng
Nếu hợp đồng không quy định: không được phạt cọc
Phạt vi phạm hợp đồng
Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Do đó, nếu trong hợp đồng có quy định phạt vi phạm thì người cho thuê nhà sẽ bị phạt do vi phạm việc thực hiện hợp đồng. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
>> xem thêm: Tư vấn luật miễn phí Tư vấn pháp luật qua tổng đài miễn phí
Trên đây là những tư vấn của Luật Lawkey về Chủ nhà có được lấy lại nhà trước thời hạn trong hợp đồng hay không Hãy liên hệ 0967.591.128 để được giải đáp những thắc mắc nếu có.