Hiện nay, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi nhận ngành nghề kinh doanh nữa, thế nhưng đăng ký ngành nghề kinh doanh khi mới thành lập doanh nghiệp và thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh đã đăng ký khi có thay đổi vẫn là những công việc mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện. Như vậy, giải pháp tra cứu mã ngành nghề nhanh nhất, chính xác nhất là như thế nào? Hãy cùng Pháp luật Việt Nam tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây:

Quy định của pháp luật về việc ghi ngành, nghề kinh doanh

Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp có quy định: “Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.

Thực trạng việc ghi ngành, nghề kinh doanh trong đăng ký doanh nghiệp

Qua một thời gian thực hiện, cơ quan đăng ký  kinh doanh đã tiếp nhận được một số đề nghị hướng dẫn vướng mắc khi xác định ngành nghề kinh doanh. Theo đó, khi đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp thường gặp lúng túng trong việc xác định ngành kinh doanh đối với một số hoạt động, ngành, nghề kinh doanh mới xuất hiện hoặc những hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù, chưa phổ biến.

Ghi mã ngành nghề kinh doanh như thế nào?

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Mã ngành kinh doanh  thường được tra cứu trực tiếp tại Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Trong quá trình tra cứu, người tra cứu có thể tìm kiếm thông tin mã ngành của các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh tương tự với mình và đối chiếu với danh mục ngành nghề kinh doanh để tìm được mã ngành phù hợp.

Phải chọn được mã ngành nghề cấp 4

Hệ thống mã ngành nghề theo quy định của pháp luật hiện hành phân hóa từ cấp 1 tới cấp 5, tương ứng với số chữ của mã ngành nghề đó.

Theo như nguyên tắc, khi chọn mã ngành nghề để đăng ký, doanh nghiệp cần phải đăng ký mã ngành nghề cấp 4 (4 chữ số). Sau đó mới bổ sung mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết phù hợp với quy định pháp luật.

Khi nào phải ghi thêm mã ngành cấp 5?

Các trường hợp cần bổ sung diễn giải chi tiết hoặc ghi thêm mã gành cấp 5 là:

Ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục các ngành nghề kinh doanh có đủ điều kiện (vốn pháp định, chứng chỉ,…), ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh thì ngoài mã cấp 4, ta phải ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.

Các ngành nghề không được ghi nhạn trong một ngành nghề cụ thể trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng lại được quy định trong các văn bản pháp luật khác thì ghi nhận thêm theo quy định tại các văn bản đó.

Các ngành nghề không thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, cũng chưa được ghi nhận trong bất kỳ văn bản pháp luật nào khác nhưng không thuộc vào danh mục cấm đầu tư kinh doanh.

xem thêm: Thủ tục chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty cổ phần 2021

Trên đây là quy định của pháp luật về tra cứu và ghi mã ngành trong đầu tư kinh doanh mà bạn cần biết. Nếu còn có thắc mắc, hãy gọi ngay 0967.591.128 để được tư vấn cụ thể.

Comments are closed.