Khiếu nại và tố cáo là hai quyền của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013

Đây là hai thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ biến nhưng có nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai thuật ngữ này, do đó hãy cùng Luật Lawkey phân biệt khiếu nại và tố cáo trong bài viết dưới đây:

Khiếu nại và tố cáo là gì

Theo quy định tại  khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011:

 Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo 2018:

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Phân biệt Khiếu nại và tố cáo

Chủ thể 

  • Khiếu nại: cá nhân, cơ quan, tổ chức và phải là người bị ảnh hưởng quyền lợi ích bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại
  • Tố cáo: là cá nhân, bất kỳ cá nhân nào biết có hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức viên chức trong thực hiện nhiệm vụ hoặc vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước

Mục đích

  • Khiếu nại: Yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
  • Tố cáo: bảo vệ pháp luật, lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức cá nhân (có thể là người tố cáo)

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại:

  • Quyền: được tham gia vào giải quyết
  • Nghĩa vụ: đảm bảo hợp tác trong giải quyết khiếu nại. Có quy định khiếu nại đúng người có thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn khiếu nại

Tố cáo:

  • Quyền: được đảm bảo bí mật, an toàn
  • Nghĩa vụ: bảo đảm tố cáo có căn cứ; không đặt ra các nghĩa vụ như tố cáo đúng thời hiệu, thời hạn, đến đúng người có thẩm quyền

> xem thêm: Một số vấn đề pháp lý về hoạt động thanh tra nhà nước

Trên đây là những tư vấn của Lawkey về Phân biệt khiếu nại với tố cáo, hãy liên hệ 0967.591.128 để được giải đáp những thắc mắc nếu có.